Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

Lắp đặt và sử dụng Ổn áp

Để có được Ổn áp tốt, phù hợp trong sử dụng và an toàn cho các thiết bị điện, Quý khách lưu ý:

Chọn máy: cần chọn đúng loại có dải điện áp làm việc phù hợp và đủ công suất.
Về điện áp: Bình thường chỉ cần chọn loại máy có dải điện áp làm việc từ 150V đến 250V là đủ. Ở những nơi điện quá yếu thì phải chọn loại dải rộng.
Về công suất: Cần tính đủ theo công suất danh định của thiết bị. Khi điện vào càng yếu thì công suất máy càng giảm. Do đó cần giảm bớt tải cho phù hợp (Xem biểu đồ công suất).

Lắp đặt:

Chuẩn bị: Chọn dây dẫn tốt và đủ lớn (Ví dụ: dây
ɸ = 2,5 mm, cho máy 3000VA). Nếu dây dẫn quá nhỏ so với yêu cầu thì sụt áp trên đường dây sẽ lớn, làm giảm công suất máy. Nếu dùng tải lớn nên có cầu dao riêng cho từng tải.
Lắp đặt:
                Đặt máy ở chỗ thoáng mát, khô ráo, dễ quan sát.
                Điện vào: Nối vaò cọc INPUT (vào)
                Điện ra: Lấy từ cọc OUTPUT (ra) hoặc từ ổ cắm.
                Tiếp địa: Cần có dây tiếp địa nối vỏ máy với đất.
                Đóng điện vào máy, để máy chạy không tải ổn định từ 5 ÷ 10 giây, sau đó lần lượt bật từng phụ tải.


Lưu ý khi sử dụng:
·         Không dùng quá tải.
·         Khi mất điện lưới bất thường, nên cắt phụ tải ra khỏi máy ổn áp. Khi nào có điện sẽ lần lượt bật lại.
·         Không để nước rớt vào máy.
·         Không di chuyển khi máy có điện.
Ở những nơi điện không ổn định, có lúc yếu, các thiết bị không thể sử dụng được thì các thiết bị rất dễ bị hỏng khi điện luôn chập chờn như vậy. Để ổn định điện, sử dụng được các thiết bị điện ngay cả khi điện yếu thì ổn áp là lựa chọn thông minh và tốt nhất

Tư vấn chọn mua ổn áp SANDA

Hỏi: Ổn áp điện bán trên thị trường hiện có rất nhiều loại. Điều này làm cho nhiều người khi mua không biết chọn loại nào cho phù hợp. Xin giới thiệu cách chọn và sử dụng chúng sao cho tiết kiệm nhất?

Trả lời:          

Tốt nhất nên mua hàng có nguồn gốc rõ ràng, được nhiều người sử dụng và có bảo hành đầy đủ. Để bảo đảm độ an toàn cao, nên chọn máy có nhiều chức năng tự động như Delay time (tự động ngắt điện khi nguồn điện vào tăng, giảm quá mạnh, lúc tắt, lúc mở chập chờn...) hoặc công tắc CB (phòng ngừa các trường hợp chạm hoặc chập điện...).

Máy ổn áp xoay chiều hay tự động có tốn điện hay không phụ thuộc vào cách sử dụng. ổn áp là loại máy dùng để chuyển đổi dòng điện áp có hiệu suất cao nhất. Hiệu suất này có thể đạt tới 98% nhưng đó là loại ổn áp chất lượng cao. Trên thực tế có một số loại hiệu suất thấp hơn vì nhà sản xuất không sử dụng vật liệu làm máy đúng tiêu chuẩn, chế tạo không đúng lý thuyết, số vòng dây đồng không đủ, lõi sắt thiếu... Nếu được chế tạo như vậy, khi dòng điện qua biến áp sẽ tỏa nhiệt ra bên ngoài một cách vô ích. Vì thế, khi dùng ổn áp phải theo đúng yêu cầu.


Ổn áp SANDA là một lựa chọn tốt nhất cho quý khách.

Chỉ nên dùng khi điện áp ở nhà quá cao hoặc quá thấp từ 15% so với điện áp tiêu chuẩn. Vì tất cả các loại đồ điện dùng trong gia đình đều có một hiệu suất nhất định và chỉ đạt độ cao nhất khi dùng đúng điện áp. Do đó, điện áp quá cao hoặc quá thấp đều làm năng lượng điện tổn thất một cách vô ích. Các loại đèn thắp sáng nếu điện áp quá cao sẽ làm bóng chóng già, đứt dây.

Khi mua, bạn chú ý ổn áp phải có công suất máy đúng với điều ghi trên nhãn. Hiệu suất máy cao để tránh tốn điện.

Cần lưu ý rằng, nếu điện áp tương đối ổn định thì không nên dùng ổn áp hay biến áp.

Chọn ổn áp đúng công suất - cách chọn ổn áp

Thông thường ở những nơi có điện áp quá thấp (các đèn néon không bật sáng lên được), bạn phải mua một ổn áp dùng chung cho cả nhà. Với khu vực điện áp sụt giảm không nhiều, bạn nên mua ổn áp dùng riêng cho các thiết bị như tivi, máy vi tính, máy giặt…
Vấn đề là phải mua kích cỡ công suất ổn áp thích hợp đảm bảo hoạt động của thiết bị điện trong nhà và tiết kiệm được số tiền đầu tư ban đầu, nếu bạn chọn mua loại công suất lớn quá thì có giá thành cao, điều này không cần thiết.
Khi bạn phải mua một ổn áp dùng cho cả nhà, thì tính toán công suất ổn áp như sau:

Với thiết bị không có động cơ như tivi, máy vi tính… nên lấy công suất các thiết bị đó nhân thêm 25%. Còn với các loại đồ điện có lắp động cơ bên trong như máy giặt, tủ lạnh, máy điều hòa không khí… bạn phải lấy công suất các thiết bị này nhân thêm 3 lần (do dòng khởi động các động cơ thường tăng rất cao).
Ví dụ một gia đình sử dụng các thiết bị điện như sau: một tủ lạnh 200 lít (100 - 150 W), ti vi 21 inch (80 W), một máy giặt (500 W), một nồi cơm điện (1.000 W), lò vi ba (1.000 W), 2 máy điều hòa không khí (2.500 W), một máy nấu nước Ariston có hình dạng chữ nhật cỡ trung bình (1.500 W), bơm nước (khoảng 1.000 W), một bàn ủi (1.000 W). Sau khi tính toán, có thể dùng loại ổn áp có công suất khoảng 15 KVA (1 KVA = 1.000 W) chung cho cả nhà. Nếu điện áp khu vực không thấp quá, để tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu, bạn nên lắp riêng ổn áp chỉ cho các thiết bị điện và điện tử đắt tiền như tivi, tủ lạnh, máy vi tính…

Sau đây là công suất của một số thiết bị chủ yếu sử dụng trong gia đình

Số TT
Lọai thiết bị
Công suất thông thường
1
Màn hình LCD 15"
35W
2
Màn hình LCD 17”
40W
3
Màn hình CRT 15”
110W
4
Màn hình CRT 17”
130W
5
Màn hình CRT 19”
170W
6
Bộ CPU máy tính để bàn
180W
7
Ti vi LCD 32”
80W
8
Tivi thường (đèn hình) 19”
200W
9
Máy in Laser
250W
10
Máy tính xách tay
110W
11
Quạt treo tường
55-65 W
12
Đèn túyp 60cm - 120cm
20-40 W
13
Đèn compact
15 W
14
Máy điều hòa 2 HP
1500W
15
Máy điều hòa 1,5 HP
1100W
16
Máy điều hòa 1,0 HP
750W
17
Tủ Lạnh
từ 100W - 500W
18
Thiết bị mạng modem
10W
19
Nồi cơm điện
500-700 W

Theo cách khác: ta cộng tổng công suất tất cả các thiết bị điện trong gia đình ( giả thiết các thiết bị này cùng hoạt động) rồi tăng thêm 40% nưã là ra công suất ổn áp nên dùng trong gia đình, vì theo lý thuyết an toàn điện, các thiết bị điện chỉ nên hoạt động với 60% công suất.

Ví dụ: Tổng công suất các thiết bị điện trong gia đình bạn là 5KW, thì ta sẽ mua ổn áp có công suất là 5/60%*100%=8.3 KVA. vậy ổn áp phù hợp cho gia đình bạn có công suất 7.5KVA hoặc 10KVA

Những loại ổn áp thông dụng hiện nay có những khoảng điện áp vào như sau: 40-250 V, 60-250 V, 90-250 V, và 150-250 V với các mức điện áp ra là 100 V/110 V/220 V có sai số 1,5 - 2%. Thời gian đáp ứng với điện áp vào thay đổi là 0,4 giây (loại 350 -10.000 VA) và 0,8 giây (15.000 - 50.000 VA). Vì vậy, ngoài việc tính toán công suất của các thiết bị điện bạn còn phải tính đến việc lựa chọn dải điện áp phù hợp. Ở những khu vực có điện áp không ổn định hay quá yếu bạn nên chọn ổn áp có dải điện áp vào rộng (50v-250V), ở khu vực có điện áp ổn định thì bạn chọn ổn áp có dải điện áp vào hẹp (150V - 250V) để tiết kiệm được chi phí.
Để kéo dài tuổi thọ của ổn áp, bạn cần chú ý những điểm như phải dùng dây điện tốt và đủ lớn để nối ổn áp với nguồn điện; tránh để gần nơi có nước hay dầu rơi vào; sử dụng đúng điện áp của thiết bị điện cho phép, cũng như khoảng điện áp vào của từng loại ổn áp; không dùng quá công suất của ổn áp cho phép.
Ngoài ra nếu ở khu vực có điện áp yếu bạn nên sử dụng ổn áp có công suất lớn vì ổn áp chỉ đạt được 100% công suất khi điện áp vào ở mức 180V.
Nguyễn Tiến Huệ.
(Vui lòng ghi rõ nguồn khi đăng lại bài đăng.)