Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

Lưu ý khi sử dụng Ổn áp SANDA


-       Tùy thuộc vào tình trạng điện lưới từng khu vực cũng như nhu cầu công suất sử dụng cụ thể để lựa chọn máy. Việc chọn loại máy phù hợp với nhu cầu sử dụng sẽ đem lại lợi ích kinh tế đáng kể cho người tiêu dùng.

-       Lắp đặt máy cần chọn dây dẫn điện vào đủ lớn đảm bảo cho máy làm việc đủ công suất và được bền lâu

Công suất máy
2KVA
3KVA
4KVA
5KVA
7.5KVA
10KVA
12.5KVA
15KVA
20KVA
Tiết diện dây
( mm2)
2.0
3.0
4.0
5.0
7.0
10
12
15
20


-       Đặt máy nơi khô ráo, thoáng mát để đảm bảo điều kiện tỏa nhiệt và tiện thao tác sử dụng và quan sát.

Để đảm bảo an toàn khi  sử dụng, lên đấu dây tiếp địa cho máy, không di chuyển máy khi máy đang có điện, tránh để nước rớt vào máy.

-       Máy ổn áp chỉ cải thiện điện áp chứ bản thân không sinh ra năng lượng, vì vậy khi điện áp lưới càng giảm xuống thấp thì công suất máy ổn áp cũng giảm theo. Cần giảm tải để tránh quá tải cho máy.

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Tự khắc phục những trục trặc nhỏ, đơn giản của Ổn áp


Hiện tượng
Nguyên nhân
Cách khắc phục
Không có điện ra:
·         Trường hợp các đèn báo trên mặt máy không sáng, đồng hồ không chỉ
·         Trường hợp đèn đỏ sáng, nhưng đèn xanh không sáng






-       Có thể chưa bật aptomat của máy ổn áp
-       Có thể chưa có điện ổn áp

-       Máy ổn áp bị quá tải, aptomat  tự động cắt điện vào để bảo vệ quá tải
-       Điện lưới quá cao, bộ phận giám sát điện áp làm việc đã cắt điện ra để bảo vệ thiết bị dùng điện qua ổn áp
-       Tắt các phụ tải đầu ra và bật lại aptomat trên mặt máy
-       Kiểm tra lại đường điện cấp vào máy gồm toàn bộ dây dẫn, cầu dao aptomat (nếu có) đảm bảo tại 2 cọc điện vào máy phải có điện
-       Tắt bớt tải và bật lại aptomat trên mặt máy
-       Chờ khi nào điện lưới trở lại trong dải làm việc cho phép của ổn áp, máy sẽ tự động đóng điện trở lại.
Điện chập chờn, lúc có, lúc không
-       Có thể do tiếp xúc không tốt
-       Kiểm tra tất các mối nối, đảm bảo tất cả đều tiếp xúc tốt
Máy vẫn đang hoạt động nhưng chạm vào máy có hiện tương bị giật
-       Máy bị dò điện do cảm ứng
-       Máy bị chạm mát
-       Kiểm tra lại dây tiếp địa, nếu chưa có thì phải đấu dây tiếp địa nối vỏ máy với đất
-       Kiểm tra và đấu lại các đầu dây điện vào và điện ra của máy, đảm bảo các đầu dây khoongg bị chạm chập vào vỏ máy

Sau khi thực hiện theo những hướng dẫn trên vẫn không có kết quả, xin vui lòng gọi theo số Hotline: 0986147338 để được hướng dẫn hoặc đem tới trung tâm bảo hành.


Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

Ổn áp dải rộng


Các loại ổn áp thông dụng có dải ổn áp trong khoảng từ 140V- 240V. Ở các khu vực có thời điểm điện áp quá yếu (dưới 140V), cần phải dùng ổn áp dải rộng có dải ổn áp từ 90V – 240V. Đặc biệt, một số nơi cần dùng đến loại ổn áp dải siêu rộng từ 60V-240V.
Ổn áp là thiết bị giúp cải thiện điện áp, cung cấp điện cho thiết bị dùng điện khác. Bản thân ổn áp không sinh ra năng lượng. Công suất ra của ổn áp, luôn giảm tỉ lệ với mức suy giảm điện áp của nguồn điện vào. Khi nguồn điện vào quá yếu, công suất ra của ổn áp càng giảm nhiều. Do vậy, khi dùng máy ổn áp dải rộng, cần thiết phải chọn công suất của ổn áp lớn hơn mức bình thường.
Vào thời điểm nguồn điện đang rất yếu , dù ổn áp có nâng điện lên đủ 220 V, cũng chỉ nên sử dụng các thiết bị điện có công suất nhỏ. Tránh sử dụng máy bơm nước, máy lạnh…và các tải có công suất lớn. Các tải có động cơ như: Máy bơm, máy lạnh…luôn có dòng khởi động lớn gấp nhiều lần dòng chạy bình thường, sẽ làm điện áp của nguồn điện vào tụt sâu đột ngột, và dòng điện đầu vào tăng cao, vượt quá khả năng đáp ứng của ổn áp. Ổn áp sẽ bị quá tải và không còn giữ được điện áp ra ổn định.
Ở những hộ tiêu thụ xa trạm điện hạ thế, đường dây tải điện có tiết diện nhỏ, luôn gặp phải trường hợp điện yếu và tụt áp đột ngột nói trên. Nếu tuyến đường dây đó, có máy hàn điện, hay động cơ điện đang hoạt động, thì tình trạng điện càng mất ổn định. Lúc này việc dùng ổn áp, sẽ giúp cải thiện chất lượng cung cấp điện, đảm bảo an toàn và giữ được tuổi thọ cho thiết bị dùng điện.

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

Ổn Áp Và Công Dụng Của Ổn Áp


Ổn áp là một thiết bị điện, làm nhiệm vụ ổn định điện áp, để cấp điện cho  các thiết bị dùng điện khác. Trong bài viết này, chỉ đề cập đến ổn áp xoay chiều, sử dụng ở lưới điện xoay chiều có tần số 50/60 Hz, điện áp định mức của lưới điện 220v (1 phase), hoặc 220v/380v (03 Phases). Như vậy, tương ứng ta  có ổn áp 1 phase và ổn áp 3 phases.
Trên thị trường hiện nay, hầu hết các ổn áp đều dùng nguyên lý motor servo, chỉ có số ít loại ổn áp công suất nhỏ (khoảng vài trăm đến 1000 VA), là có thể dùng nguyên lý Relay chuyển nấc.
Bản thân ổn áp không sinh ra năng lượng, mà chỉ làm nhiệm vụ ổn định và cải thiện điện áp nguồn. Ổn áp chỉ có khả năng ổn áp và giữ điện ra ổn định, khi điện áp vào thay đổi trong phạm vi  cho phép (gọi là dải ổn áp). Để đáp ứng mức độ thay đổi điện áp nhiều hay ít của lưới điện khu vực, nhà sản xuất đưa ra thị trường các loại ổn áp có dải ổn áp khác nhau : (140v-240v); (90v-240v); hoặc (60v-240v).
Do vậy, khi lắp đặt ổn áp, cần chọn loại phù hợp: Loại 1 phase (hoặc 3 phases), dải ổn áp phù hợp với sự thay đổi của điện áp lưới điện. Chú ý: Khi điệp áp nguồn điện vào càng thấp, thì công suất ra của ổn áp càng giảm.  Vì thế ở nơi lưới điện có điện áp yếu, cần chọn công suất ổn áp lớn hơn so với bình thường.
Ngoài nhiệm vụ chính là ổn định điện áp, thì tùy theo loại mà máy ổn áp còn có thêm các tính năng hữu ích khác, nhằm nâng cao an toàn trong sử dụng thiết bị, như: Bảo vệ quá dòng; Bảo vệ quá áp; Mạch trễ; Mạch Autoreset. Khi sử dụng ổn áp, chất lượng cung cấp điện cho thiết bị được cải thiện, góp phần bảo vệ an toàn và nâng cao tuổi thọ cho thiết bị. Ổn áp thực sự là một thiết bị hữu ích.

Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012

Sử dụng tủ lạnh đúng cách để đỡ hao điện

Muốn sử dụng tủ lạnh tốt, hiệu quả, và tiết kiệm điện, trước hết, bạn nên chọn mua những tủ lạnh có gắn tem chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng, không nên mua và dùng những tủ đã cũ, đã sửa lại vì những loại tủ này sẽ tiêu tốn khá nhiều điện.

Chỉ nên chọn những loại tủ lạnh có kích thước phù hợp nhu cầu (đối với gia đình 4 người nên chọn loại 120 đến 180 lít), loại tủ có nhiều cửa như ngăn đông, ngăn mát, ngăn rau, có cửa đển lấy nước uống, và đá viên.
Tủ lạnh phải được đặt ở nơi thông thoáng, vách tủ phải cách tường ít nhất 10cm, tránh xa các nguồn sinh nhiệt, tránh ánh nắng mặt trời rọi trực tiếp, tránh môi trường quá ẩm.

Để giảm tiêu hao điện năng không nên mở nhiều lần khi tủ đang hoạt động và không mở lâu quá mức cần thiết. Cài đặt nhiệt độ các ngăn vừa phải phù hớp với tính chất thực phẩm, tránh đặt ở mức lạnh nhất. Tránh để thức ăn còn nóng vào trong tủ.
Không chứa nhiều thực phẩm quá mức quy định. Không đặt thực phẩm che lấp cửa cấp và cửa hồi gió. Mỗi tháng bạn nên làm vệ sinh cho tủ bằng cách: ngắt điện tủ lạnh, đưa các thực phẩm, khay, giá đỡ ra khỏi tủ. Dùng nước xà phòng loãng để cọ rửa các chất bẩn sau đó dùng nước ấm tráng lại và lau khô bằng khăn bông sạch. Bằng cách tương tự bạn cũng vệ sinh cho các khay và giá đỡ. Mở cửa tủ trong suốt thời gian làm vệ sinh.

Nên làm sạch đồ ăn trước khi cho vào tủ. Thực phẩm cho vào tủ cần phải bọc trong túi ni lông hoặc đựng trong hộp có nắp đậy kín rồi mới cho vào tủ. Tránh mùi thức ăn bay ra tủ tạo mùi hôi khó chịu. Nếu không may tủ có mùi hôi có thể dùng vở quýt tươi đem rửa sạch lau khô đặt vào nhiều nơi trong tủ. Sau 3 ngày mở tủ lạnh ra mùi hôi sẽ hết. Hoặc dùng chè khô đựng vào túi vải xô cho vào trong tủ cũng sẽ khử được mùi.
ThS. Hoàng Kim Tước (TT Tiết kiệm năng lượng TP.HCM) (ĐV)

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012

Những thiết bị tiết kiệm điện cho mùa nóng

Những thiết bị tiết kiệm điện năng luôn là sự lựa chọn thông minh khi giá điện tăng cao và đặc biệt khi mùa hè nóng nực đang tới gần.

1. Đèn LED

Bóng đèn LED đang là sự lựa chọn hàng đầu của người sử dụng. Theo các kết quả nghiên cứu, đèn LED tiết kiệm 90% so với bóng đèn sợi đốt và 70% so với đèn compact. Không những thế, nó còn có tuổi thọ sử dụng lên đến 25.000 giờ và không hề thải khí CO2 gây ô nhiễm môi trường.
Ánh sáng LED có nhiệt độ màu hoàn toàn phù hợp với sử dụng cho mọi không gian. Đèn LED không bị nháy, chống chói, không chứa các chất độc hại (thủy ngân, chì, cadmium) và tia bức xạ nên rất an toàn cho người dùng.
 
Đèn LED tiết kiệm điện đến 2 lần
Tuy nhiên, giá thành của đèn LED lại cao hơn rất nhiều so với giá các loại bóng khác, trung bình từ 800 nghìn đến 1,5 triệu đồng/ bóng tùy vào từng nhãn hiệu. Thị trường đèn LED cũng "vàng thau lẫn lộn" khiến người tiêu dùng lúng túng khi chọn lựa sản phẩm. Chỉ nhìn bên ngoài sẽ khó phân biệt sản phẩm chính thống và trôi nổi. 
Theo các chuyên gia, khi chọn sử dụng sản phẩm LED, người tiêu dùng nên chọn những nhãn hàng uy tín, có các chứng chỉ chất lượng (CE, UL...) và đội ngũ tư vấn cùng chế độ bảo hành. Khi tìm được nhà cung cấp tốt, dịch vụ tốt, người dùng sẽ cảm nhận chất lượng thật sự mà LED mang lại. Các sản phẩm có công nhận của Chính phủ được phân phối rộng khắp trên toàn quốc thông qua hệ thống hơn 20.000 tiệm điện trên toàn quốc cũng như qua các hệ thống siêu thị lớn như: Metro, Big C, Coopmart…
2. Máy nước nóng năng lượng mặt trời
Mỗi khi mùa hè đến thì mặt hàng máy nước nóng năng lượng mặt trời lại được nhiều người hỏi mua. Ưu điểm lớn nhất của máy là không hề tốn điện. Sau nữa là nguồn nước nóng khá dồi dào, đặc biệt là trong những ngày hè nóng nực, an toàn, không tiếng ồn, độ bền cao, chi phí bảo trì thấp và bảo vệ môi trường. Nó chỉ có nhược điểm duy nhất là giá thành quá cao. Song, nếu tính bài toán kinh tế thì máy nước nóng năng lượng mặt trời lại là sự lựa chọn hoàn hảo.
Đảo quanh thị trường máy nước nóng năng lượng mặt trời, người tiêu dùng dễ dàng được tư vấn để lựa chọn các loại máy có chất lượng ngoại hoặc nội tùy thuộc vào túi tiền. Những máy nhập khẩu nguyên chiếc từ các nước có công nghệ cao như Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Australia có chất lượng (theo tư vấn) là tốt nhưng giá thành khá cao khoảng 30 - 80 triệu đồng/máy.
Máy nước nóng năng lượng mặt trời: không hề tốn điện
Còn với hàng nội địa chất lượng cao “made in Vietnam” hoặc nhập khẩu từ nước ngoài nhưng gia công lắp ráp tại Việt Nam thì giá thành thấp hơn nhiều, chỉ khoảng 4 - 15 triệu đồng/máy. Thế nhưng, trên thực tế, nhiều người tiêu dùng vẫn bị mua phải hàng dỏm, kém chất lượng dù vẫn phải trả đúng trả đủ cho “hàng chất lượng cao”. 
Do đó, người tiêu dùng nên lựa chọn sản phẩm ở những cửa hàng uy tín và tốt nhất là chọn sản phẩm trên 5 triệu đồng vì theo các chuyên gia những sản phẩm có giá dưới 5 triệu đồng thì rất khó xác định được chất lượng.
3. Máy lạnh công nghệ Inverter
Mùa hè đến, lắp đặt máy lạnh là sự lựa chọn của nhiều gia đình có điều kiện. Máy lạnh sử dụng công nghệ Inverter tiết kiệm điện đang thu hút sự quan tâm của nhiều người tiêu dùng vì tiết kiệm được từ 40 – 60% lượng điện tiêu thụ. Giá thành của loại máy này tuy đắt hơn máy lạnh thông thường từ 2 đến 3 triệu đồng nhưng sẽ tiết kiệm được cho gia đình bạn một khoản tiền điện không nhỏ.
Song, để sử dụng sản phẩm hiệu quả và thật sự tiết kiệm, người mua nên chú ý: lựa chọn máy lạnh có công suất phù hợp với không gian, tốt nhất là ở môi trường cách nhiệt tốt như phòng kín, phòng ngủ, gia đình ít người, nhiệt độ thải thấp, làm rèm và cửa kín, vệ sinh máy lạnh định kỳ 3 – 6 tháng/lần. 
4. Ti vi tiết kiệm điện

Người tiêu dùng hiện đại không chỉ cần đến những chiếc ti vi thông minh và cho những hình ảnh sắc nét mà cần phải tiết kiệm điện năng, không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như môi trường xunh quanh.
Hiện nay, dòng ti vi tiết kiệm điện được sản xuất rất phổ biến. Người mua có thể dễ dàng chọn sản phẩm tùy vào nhãn hiệu và sở thích. Khảo sát thị trường điện tử, các sản phẩm ti vi tiết kiệm điện như tivi LED Samsung, Sony Bravia, TV Samsung LCD… được rất nhiều khách hàng lựa chọn.
Ti vi Sony Bravia  tiêu thụ năng lượng ít hơn 40% so với ti vi thông thường
Mặt khác, khi mua ti vi, người dùng cần tính toán nên mua ti vi kích thước màn hình bao nhiêu thì phù hợp với nhu cầu, bởi màn hình TV càng lớn sẽ tiêu thụ càng nhiều điện năng hơn. 
Một mẹo tiết kiệm điện khi xem ti vi nữa là không nên mở âm thanh quá lớn, bởi công suất của loa càng lớn thì điện năng tiêu thụ càng nhiều. Công suất điện cũng phụ thuộc vào độ chói của màn hình, do đó điều chỉnh TV kết hợp với ánh sáng trong phòng phù hợp sẽ giúp màn hình TV không cần quá sáng, quá tương phản và sẽ giúp tiết kiệm điện.

Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2012

Giải pháp cho mùa hè: Điều hòa hay quạt phun sương?

Hiện nay trên thị trường điện lạnh – điện máy, người tiêu dùng có khá nhiều sự lựa chọn để chống nóng ngày hè nhưng hai lựa chọn phổ biến, ưu việt nhất vẫn là điều hòa hoặc quạt. Tuy nhiên, điều hòa hay quạt phun sương sẽ là lựa chọn hữu ích phù hợp hơn cho hè ?

Trong vài năm trở lại đây, với sự phát triển kinh tế thì đời sống người dân cũng được nâng cao hơn rất nhiều vì vậy nhu cầu sử dụng những vật dụng tiện nghi như điều hòa đã tăng lên đáng kể. Đó là lí do tại sao thị trường điều hòa vào thời điểm nóng trở nên đắt khách đến vậy. Ưu điểm lớn nhất khi sử dụng điều hòa đó là khả năng làm lạnh nhanh trong không gian tương đối rộng. Hiện nay, loại điều hòa được ưu ái nhất là điều hòa sử dụng công nghệ biến tần tiết kiệm điện và có thêm chức năng như khử mùi, diệt khuẩn được người dùng rất ưa chuộng.

Điều hòa là một trong những lựa chọn khá phổ biến
Mặc dù vậy, điều hòa cũng có một số nhược điểm mà lớn nhất là cả chi phí đầu tư ban đầu lẫn chi phí sử dụng đều khá cao. Một chiếc điều hòa tiết kiệm điện trung bình dao động từ 6 triệu đến 10 triệu chưa kể chi phí lắp đặt. Thêm vào đó, để sử dụng điều hòa cần có phòng kín vì vậy gia đình phải lắp thêm lớp cửa kính nếu muốn điều hòa chạy tốt và tiết kiệm điện. Với chi phí này thì không phải gia đình Việt nào cũng đủ khả năng trang trải nhất là vào thời điểm bão giá như hiện tại.
Vào hè, tình trạng cắt điện diễn ra thường xuyên vì vậy nhiều gia đình mua điều hòa về lại để không do không có điện mà máy phát điện hay kích điện chỉ có thể sử dụng với các thiết bị công suất nhỏ. Ngoài ra, khi dùng điều hòa thường gây nên tình trạng khô da, các bệnh về hô hấp nếu để nhiệt độ quá thấp đặc biệt là trẻ nhỏ, người già. Không gian làm lạnh của điều hòa khá rộng nhưng lại không linh hoạt vì được lắp cố định trong một phòng nên khá bất tiện với thói quen sinh hoạt nhiều thế hệ như ở Việt Nam.
Trên thực tế thì quạt vẫn là giải pháp chống nóng được ưu ái nhất tại Việt Nam nên có thể thấy trong một gia đình dù có hay không có điều hòa thì cũng sắm ít nhất một cái quạt. Thời gian vừa qua, người tiêu dùng quan tâm nhiều đến sản phẩm quạt phun sương được đánh giá là khá tiện dụng và phù hợp bởi có thể khắc phục được một số nhược điểm so với điều hòa. Mặc dù không có khả năng làm lạnh nhanh, đều trong phạm vi rộng như điều hòa nhưng quạt phun sương tạo mát bền, dễ chịu cho người sử dụng nên không gây sốc cho người dùng khi chuyển từ nhiệt độ cao sang nhiệt độ thấp. Với chức năng phun sương, quạt không gây khô da mà đồng thời tạo gió kết hợp tăng độ ẩm rất phù hợp với khí hậu hè tại Việt Nam. Quạt còn có thể kết hợp với điều hòa nhằm khắc phục nhược điểm hút ẩm của điều hòa.
Quạt phun sương khắc phục được nhiều nhược điểm so với điều hòa
Một ưu điểm khiến nhiều người dùng lựa chọn giải pháp này là khả năng tiết kiệm điện hơn hẳn điều hòa, chi phí thấp lại tiện dụng khi mất điện vẫn có thể dùng nguồn điện thay thế từ máy phát điện hay máy kích điện gia đình công suất nhỏ. Với tình trạng mất điện như hè năm 2010 thì xem ra quạt phun sương ưu việt hơn hẳn so với điều hòa. Hơn nữa, cũng giống như điều hòa quạt phun sương cũng có nhiều mức quạt khác nhau nên người dùng có thể thoải mái lựa chọn. Việc bảo dưỡng, sử dụng quạt lại đơn giản hơn rất nhiều vì nếu người dùng sử dụng điều hòa trong không gian quá lớn so với công suất cho phép có thể gây cháy hoặc tăng công suất sử dụng điện năng.
Cuối cùng, quạt phun sương có thể di chuyển đến nhiều địa điểm khác nhau nên người dùng thay vì chỉ sử dụng trong một không gian nhất định người dùng có thể dùng với nhiều không gian phù hợp với mục đích sử dụng.
Tuy nhiên nhược điểm của quạt phun sương là khả năng làm lạnh không nhanh và phạm vi phân tỏa lạnh không được rộng như điều hòa. Năm 2010, quạt phun sương Saiko được chú ý lựa chọn khá nhiều và năm nay thương hiệu này tiếp tục cho ra mắt quạt phun sương thế hệ mới hứa hẹn thêm nhiều tiện ích cho người dùng. Bên cạnh Saiko, người dùng có thể tham khảo một số thương hiệu khác nhưng đặc biệt tránh mua những sản phẩm giá rẻ mà không rõ nguồn gốc, không có bảo hành đang được bán tràn lan trên thị trường.

Thứ Hai, 9 tháng 4, 2012

Một số biện pháp khắc phục sự cố ổn áp

Sau một thời gian sử dụng Ổn áp có thể Quý khách sẽ gặp phải chút sự cố nho nhỏ. Làm thế nào để khắc phục nó mà không cần đem bảo hành? Sau đây là một số hiện tượng và cách khắc phục (nếu sau khi kiểm tra và khắc phục nhưng vẫn chưa được, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để bảo hành):
HIỆN TƯỢNG
NGUYÊN NHÂN
CÁCH KHẮC PHỤC
KHÔNG CÓ ĐIỆN RA
Các đèn báo trên mặt máy không sáng, đồng hồ không chỉ.
  Đèn đỏ sáng, đèn xanh không sáng
Chưa bật aptomat trên mặt máy.

Có thể chưa có điện vào.
 
Máy bị quá tải, aptomat tự động ngắt điện.
Điện áp lưới quá cao (trên 270V), bộ phận bảo vệ điện áp cao tự động ngắt để bảo vệ an toàn cho thiết bị dùng qua ổn áp.
Cắt phụ tải ở đầu ra sau đó thử bật lại aptomat.
Kiểm tra lại đường điện vào từ cầu dao tổng đến cọc INPUT của máy.
Giảm bớt tải cho phù hợp, sau đó bật lại aptomat. (Lưu ý: khi điện áp lưới càng thấp thì phụ tải cho phép càng giảm).
Kiểm tra lại điện lưới, nếu đúng như vậy thì phải chờ khi nào điện lưới giảm xuống tới mức cho phép (dưới 270V) máy sẽ tự động đóng điện trở lại.
ĐIỆN CÓ LÚC CÓ LÚC KHÔNG
Có thể có mối nào đó tiếp xúc không tốt
Kiểm tra lại các mối nối
MÁY HOẠT ĐỘNG BÌNH THƯỜNG NHƯNG SỜ VÀO VỎ MÁY CÓ HIỆN TƯỢNG BỊ GIẬT
Máy bị dò điên do cảm ứng.

 Máy bị chạm mát
Kiểm tra lại dây tiếp địa. Nếu chưa có thì phải đấu dây tiếp địa nối vỏ máy với đất.
Kiểm tra và đấu lại các đầu dây ở cọc INPUT và OUT

Tuy nhiên, để chắc chắn và an toàn, nếu thấy thiết bị có trục trặc, tốt nhất quý khách nên liên hệ với bên bán sản phẩm để được tư vấn một cách tốt nhất.

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2012

Sử dụng điều hòa đúng cách

Điều hòa làm bạn dịu đi cái nóng bức giữa trưa hè oi ả. Thế nhưng nếu chúng ta sử dụng không đúng cách thì sẽ phản tác dụng, ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Vậy sử dụng điều hòa thế nào mới đúng?

- Phòng lắp máy phải khô ráo với độ ẩm tốt nhất từ 30% đến dưới 60% để các loại vi khuẩn, nấm không có điều kiện phát triển.

- Phòng phải được thường xuyên hút bụi, làm vệ sinh sạch sẽ, tường và trần nhà thường được lau rửa. Ngoài ra,cần lưu ý lắp đặt điều hoà ở vị trí sao cho dòng không khí có thể được phân phối đều khắp phòng. Trong phòng bạn cũng nên để một chậu nước mát.

- Thông thường, độ chênh nhiệt độ trong nhà và ngoài trời khoảng 8 đến 10 độ C là phù hợp với cơ thể con người. Trong mùa nóng, nhiệt độ điều hoà khoảng 26 độ C là tối ưu nhất, đảm bảo cho người sử dụng tránh được các bệnh như đau đầu, viêm họng, ngạt mũi …

- Bạn cũng không nên ngồi trong phòng điều hoà quá 2h, khi ra khỏi phòng nên mở cửa to và đứng ở cửa vài phút để cơ thể kịp thích nghi với không khí mới.

- Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột: Tuyệt đối không bước vào phòng máy lạnh ngay khi mới ở ngoài trời nắng về hay vừa vận động mạnh, ra nhiều mồ hôi.

- Không nên đi ra, đi vào quá nhiều lần. Làm sự thay đổi nhiệt độ đột ngột diễn ra liên tục sẽ sinh ra vô số tác hại không lường hết được vì cơ thể phải xáo trộn thường xuyên để điều chỉnh cho thích nghi với môi trường.

- Một trong những bệnh gây ra bởi máy điều hòa là hiện tượng mất nước và khô da. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên thường xuyên uống nước hoặc để một chậu nước dưới máy điều hòa. Ngoài ra, thỉnh thoảng bạn cũng nên lau sàn nhà bằng rẻ ướt.

- Nếu nằm ngủ máy lạnh thì lưu ý càng về đêm càng ngủ sâu thì cơ thể thiếu sự vận động nên dễ bị cảm lạnh nên điều chỉnh máy lạnh theo giờ và tăng nhiệt độ lúc đêm khuya.

- Phải thường xuyên bảo dưỡng máy điều hoà: làm sạch tấm lọc không khí của cục lạnh 2 tuần một lần bằng máy hút bụi hoặc chải nhẹ bằng nước ấm với nước xà phòng, đồng thời làm sạch hệ thống ống lưu thông trong cục lạnh và cục nóng, loại bỏ các lớp bụi bịt các lớp thông gió trên cục máy ít nhất một lần một tháng.

(Theo Hanel)

Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012

Ổn áp SANDA 1 pha - Công suất 10KVA



ĐẶC TÍNH
Nguyên lý điều chỉnh động cơ giúp dòng điện ổn định liên tục
Ba lần an toàn do được bảo vệ 3 trong 1: Bảo vệ quá áp, bảo vệ quá tải, đóng ngắt điện chủ động.
Kiểu dáng công nghiệp
Chất lượng được khẳng định trong các thập kỷ qua
Chạy êm, tự tiêu hao điện thấp, giúp thiết bị điện chạy đủ công suất nên phát huy tốt nhất tính năng sử dụng, bền cho thiết bị và tiết kiệm điện năng.
Bảo vệ quá tải CB
Bảo vệ quá áp CB đầu vào

Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012

Những điều cần lưu ý khi sử dụng ti vi

Khi sử dụng tivi để đảm bảo an toàn, tăng độ bền, không ảnh hưởng đến mắt và sức khỏe, không nên mở tivi màu sáng quá. Nếu không sẽ ảnh hưởng đến độ bền của máy thu hình.

Đối với tivi màu ba bóng đèn điện tử công suất rất lớn, màn hình có điện áp cao. Chính vì vậy, muốn cho đèn hình hiện hình thì cần độ sáng nhất định, công suất tiêu hao lớn. Công suất đó chuyển hóa thành quang năng và nhiệt năng. Âm thanh to nhỏ, công suất thay đổi không lớn, vì thế tiêu hao chủ yếu của công suất phụ thuộc vào độ sáng.

Khi bạn thay đổi độ sáng, sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến tính ổn định của điện áp nguồn điện. Bởi vậy, nguồn điện trong tivi cần phải có điện áp nhất định. Nếu điện áp quá cao, tivi sẽ nóng lên, kèm theo đó tuổi thọ sẽ rút ngắn lại.

Trong phòng, thường chúng ta thích bố trí chậu cảnh để trang trí. Tuy nhiên, bạn chớ để nó gần tivi bởi nước ở trong chậu hoa bốc hơi dễ khiến cho tivi bị ẩm, độ bền của máy thu hình sẽ giảm đi. Bên cạnh đó, bóng đèn điện tử phóng ra những xạ tuyến, có thể phá hoại tế bào thực vật. Như vậy cả tivi và chậu cảnh đều bị... thiệt thòi khi chúng bị đặt cạnh nhau.

Không ít người vẫn có thói quen nằm xem tivi. Kể ra thì cũng thú vị thật, nhưng rõ ràng không tốt cho sức khỏe. Khi nằm xem tivi thì phải ngẩng đầu, nghiêng mình, ngoẹo cổ... nhìn lệch hàng giờ đồng hồ. Như vậy sẽ có hại cho mắt. Nó có thể dẫn đến mỏi nhức mắt, sưng đau nhãn cầu, nhãn áp tăng cao, thị lực suy giảm...

Việt Báo (Theo_VnExpress.net)

Thứ Năm, 5 tháng 4, 2012

Mẹo sử dụng máy giặt hiệu quả

Theo thống kê của siêu thị Dienmay.com, trong 6 tháng đầu năm, một trong những mặt hàng được bày bán tại siêu thị này, có doanh số tăng đáng kể là máy giặt. Nhu cầu về máy giặt tăng cho thấy người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm đến các thiết bị hỗ trợ cho công việc gia đình. Vậy làm thế nào để sử dụng máy giặt hiệu quả nhất?

Phân loại chất liệu quần áo trước khi giặt

Trước khi thả quần áo vào máy giặt, bạn nên dành một chút thời gian để phân loại các chất liệu của từng loại vải. Tùy theo loại quần áo mà ta chọn thời gian hoặc chế độ giặt thích hợp. Ví dụ như: quần áo dạng sợi tổng hợp, tơ lụa giặt từ 2-5 phút, quần áo bình thường (vải cotton) giặt từ 6-9 phút, nếu quần áo quá bẩn thì ta nên ngâm bên ngoài trước khi cho vào máy giặt. Những việc này giúp chúng ta rút ngắn thời gian giặt, sử dụng hợp lý, ngoài việc tiết kiện được điện và nước mà còn giúp chúng ta bảo vệ được quần áo và kéo dài tuổi thọ của máy giặt.

Cẩn trọng khi giặt bằng nước nóng

Nếu cần phải giặt bằng nước nóng, tùy theo loại vải mà lựa chọn nhiệt độ nước thích hợp. Thông thường nhiệt độ thích hợp sử dụng là khoảng 40 độ C. Ở nhiệt độ này, bột giặt sẽ ngấm tốt hơn vào đồ giặt, giúp đánh tan những vết bẩn. Nếu giặt nước nóng quá sẽ làm quần áo dễ biến dạng và mất tính đàn hồi.

Một vài lưu ý chung

Theo ông Nguyễn Hữu Quốc Cường, Trưởng ngành hàng Điện máy của siêu thị Dienmay.com, ngoài những nguyên tắc cơ bản trên, để sử dụng máy giặt được bền lâu và hiệu quả, người sử dụng nên “găm” cho mình những “mẹo” nhỏ sau đây:

Không giặt quần áo đã dính xăng, dầu vì có thể gây ra cháy, nổ. Những quần áo không thấm nước cũng nên có cách giặt riêng (giặt tay hoặc giặt khô).
Không nên đặt máy giặt ở những nơi ẩm ướt vì có thể gây rò rỉ điện. Để tránh tình trạng rò rỉ điện nên nối đất. Nên đặt máy ở những nơi khô thoáng.
Phải kê máy giặt thật vững chắc, trên bề mặt phẳng, bốn chân đều nhau tránh cập kênh. Khi giặt hay vắt phải phân bố quần áo đều tránh tình trạng dồn sang một bên làm máy bị rung, lắc, phát ra nhiều tiếng ồn.
Tránh sử dụng máy giặt trong một thời gian dài (giặt liên tục từ mẻ đồ này đến mẻ đồ khác).
Sau 1 hoặc 2 tháng nên vệ sinh bên ngoài máy giặt cũng như lồng giặt. Điều này giúp ta bảo quản tốt hơn cũng như tránh vi khuẩn sinh sôi.

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012

Mẹo tiết kiệm điện nước khi sử dụng tivi, máy giặt

Với những thiết bị thông dụng trong gia đình, nếu dựa theo chỉ dẫn của nhà chuyên môn, sử dụng hợp lý sẽ tiết kiệm được điện, nước một cách “khiêm tốn” hơn.
Với máy giặt

Khi giặt nên phân loại quần áo theo từng nhóm vải dày, vải mỏng để kiểm soát được trọng lượng giặt, khi đó máy sẽ chạy êm hơn, đỡ hao điện, nước.

Máy giặt loại 6kg tiêu tốn khoảng 350W điện và 80 lít nước cho một chu kỳ giặt (trong 45 phút). Nhiều gia đình sử dụng máy bơm nước nên lượng điện tiêu thụ hàng tháng sẽ tăng thêm 15% nếu sử dụng máy giặt nhiều. Ngoài ra, các loại máy giặt đời mới đã tăng trọng lượng giặt đồ so với trước đây, thấp nhất là loại 6kg, trung bình 8 – 9kg và lớn từ 10 – 13kg nên lượng điện tiêu thụ sẽ tăng thêm đáng kể do công suất và trọng lượng thay đổi.

Máy giặt hoạt động theo quy trình khép kín, nhưng nếu muốn tiết kiệm điện, nước, rút ngắn thời gian giặt và quần áo sạch hơn thì phải “ngắt” quy trình khép kín này. Người sử dụng phải chịu khó sau lần giặt đầu lấy quần áo ra vắt cho hết nước bẩn rồi mới giặt tiếp vì chế độ xả kế tiếp máy không tự vắt nên chất bẩn khó thoát hết ra bên ngoài. Cách làm này chỉ áp dụng với người có thời gian rảnh và quan tâm tới hoá đơn tiền điện.


Máy giặt cần đặt ở nơi khô, thoáng và thật bằng phẳng, kiểm tra bằng cách xem điểm tròn đo cân bằng trên nắp máy giặt. Nếu điểm tròn bị lệch tâm sẽ ảnh hưởng nhiều đến chu kỳ giặt đồ. Khi đó quy trình giặt – xả sẽ báo lỗi mất cân bằng không tiếp tục giặt hoặc vắt khô sẽ làm lồng giặt va vào thành máy tạo nên nhiều tiếng ồn… mạch điện và động cơ bị ảnh hưởng, hao điện.

Nhiều gia đình có thói quen giặt đồ ban đêm, đi ngủ để máy tự động chạy, nếu quy trình giặt phát sinh lỗi, máy sẽ tự động khởi động lại hoặc ngắt điện nên giặt không xong quần áo, lãng phí điện – nước.

Với tivi


Tivi là thiết bị sử dụng thường xuyên trong mỗi gia đình, trung bình hoạt động từ 3 – 4 giờ/ngày. Loại tivi bóng đèn hình 21 – 29 inch, công suất tiêu thụ từ 80 – 125W, tivi LCD 32 – 50 inch công suất từ 125 – 250W và nhiệt lượng toả ra lớn.

Mức độ tiêu thụ điện năng của tivi cũng phụ thuộc vào việc điều chỉnh màn hình bởi độ sáng lớn (brightness), độ tương phản cao (contrast) và màu sắc (colour) đậm thì tiêu hao điện và tuổi thọ tivi giảm. Các loại tivi đời mới đều có chức năng tiết kiệm điện điều chỉnh bằng remote, chức năng này chủ yếu là tính toán sẵn độ sáng, độ tương phản, màu sắc màn hình phù hợp với môi trường xung quanh, giảm lượng điện tiêu thụ cho tivi.


Một số tivi LCD còn có chức năng quản lý đèn nền (backlight) nên cũng có thể tiết kiệm điện bằng cách giảm độ sáng của hệ thống này xuống.

Đối với tivi bóng đèn hình, nhiều gia đình có thói quen “đóng hộp” tivi bằng cách đặt vào một khung tủ vừa khít nên khi xem nhiều giờ liên tục, nhiệt lượng toả không thoát được gây hao điện và tuổi thọ tivi giảm. Khi xem xong tivi nên tắt hẳn hoặc rút nguồn điện, vì lượng điện mà tivi tiêu thụ ở chế độ chờ là không lớn, nhưng thói quen này cũng góp phần tiết kiệm điện.

Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012

Lưu ý khi mua và sử dụng bình nóng lạnh

Mùa đông, gia đình nào cũng cố gắng sắm một bình nước nóng, song rất ít người biết sử dụng hiệu quả loại bình này. Các thông tin sau phần nào giúp bạn có thêm kinh nghiệm.

Bình công suất nào là phù hợp?

Trên thị trường có nhiều loại bình nóng lạnh, công suất và dung tích phù hợp với yêu cầu của người mua. Chẳng hạn, nếu gia đình bạn ít người thì nên chọn bình dung tích nhỏ (10, 15, 30 lít), công suất từ 1.500 W đến 2.500 W hoặc công suất lớn hơn 3.000-4.000 W. Còn có loại bình 50-150 lít, phù hợp cho gia đình nào có bồn tắm, đông người.

Về giá cả, cần chú ý là bình tráng men hay bằng các vật liệu khác rẻ hơn bình vỏ nhựa hoặc sơn tĩnh điện.

Bình chứa hay dùng trực tiếp?

Loại bình dùng trực tiếp chỉ đun nóng lượng nước vừa phải, giúp tiết kiệm điện. Loại này kích thước nhỏ gọn vì vậy có thể lắp ngay tại nơi sử dụng, không phải tốn chi phí cho đường ống và vòi trộn. Tuy nhiên, công suất của bình trực tiếp rất lớn, đòi hỏi nguồn điện sử dụng phải ổn định, đường điện phải an toàn.

Bình chứa có ưu điểm công suất nhỏ, có thể sử dụng ở những nơi điện áp không ổn định. Loại này cần có không gian thích hợp để lắp đặt và bảo trì, phải đun nước trước 30-60 phút để có lượng nước đủ theo yêu cầu. Nhiệt độ nước nóng khá cao, khoảng 80 độ C nên phải sử dụng vòi trộn, ống dẫn nước. Bù lại, tuổi thọ của bình chứa rất cao và chi phí sửa chữa thấp.

Lưu ý khi sử dụng

Với loại bình chứa, điều quan trọng nhất là phải luôn luôn đầy nước, tránh tình trạng khi bật, bình không có nước gây hư hỏng bộ đốt.

Với loại bình trực tiếp, cần bảo trì định kỳ hằng tháng đầu vòi sen và rửa sạch lưới lọc nước.

Độ cao treo bình khoảng 2 m. Để tránh thất thoát nhiệt dọc theo đường ống, bình nóng lạnh phải để gần nơi sử dụng.
(Theo Sài Gòn Tiếp Thị)

Tự sửa chữa hư hỏng nhỏ của máy ổn áp

Khi gặp sự cố, bạn hãy nhìn xem biến thế bên trong có nám đen hoặc mùi khét hay không. Nếu không thì bạn cứ mạnh dạn tháo bỏ tem bảo hành để mở vỏ máy ra sửa. Giá trị cao nhất của máy ổn áp chỉ là ở cuộn dây tự ngẫu, còn lại những thành phần khác không đáng bao nhiêu, tìm mua khá dễ.

Dưới đây là một số trường hợp hư hỏng và cách bảo trì, sửa chữa:

- Dây dẫn điện: Một số kiểu dùng dây dẫn điện chất lượng kém. Khi dây bị đứt, gãy, đoản mạch, ta nên thay bằng một loại dây khác và phải đảm bảo chất lượng tốt hơn loại cũ.

- Ổ cắm điện: Siết lại các ốc định vị ở ổ cắm cho chắc chắn, dùng tuốc-nơ-vít cách điện chỉnh nhẹ các lá đồng nằm bên trong để độ bám vào phích cắm được tốt hơn.
- Contact ngắt nguồn: Loại có vỏ màu trắng rất nhanh hỏng. Nó thường được sử dụng ở những máy ổn áp có công suất từ 1 KVA trở lên.

- CB ngắt nguồn: Với loại máy có công suất lớn (từ 3 KVA trở lên) thì thường được gắn CB này. Chúng có chất lượng không ổn định, thỉnh thoảng vẫn xảy ra sự cố. Gặp trường hợp phải thay CB đã hư của máy ổn áp, bạn nên mua loại tốt của hãng National hoặc Mitsubishi, giá không cao hơn nhiều lắm mà đem lại sự an tâm cho người sử dụng.

Cẩn thận khi sử dụng điện trong nhà

Giữ an toàn để phòng tránh điện giật và các nguy cơ cháy nổ luôn cần thiết với mọi nhà. Dưới đây là một số hướng dẫn giúp bạn nhận biết những dấu hiệu nguy hiểm về điện.

- Trước khi sửa chữa điện phải tắt nguồn điện. Kiểm tra xem mạch điện đó còn hoạt động hay không.

- Những dụng cụ sửa chữa điện cần thiết phải có: đèn pin, kìm, tua-nơ-vít có tay cầm bảo vệ, băng keo cách điện, kìm cắt dây điện. Phải chắc chắn là bạn biết cách sử dụng những dụng cụ sửa chữa điện một cách an toàn và chính xác.

- Thường xuyên kiểm tra tất cả các phích cắm điện và dây điện trong nhà xem có hư hỏng không. Sửa lại những chỗ nối bị hở, không bao giờ để dây điện nằm trên thảm, sàn nhà vì chúng có thể bị rách, bị hở. Không được đóng đinh vào tường gần ổ điện đi ngầm.

- Giữ tay khô và không được đụng vào các đồ điện khi tay còn ướt hay lau bằng vải ướt, vì nước dẫn điện và bạn có thể bị điện giật.

- Tránh dùng điện quá tải, không cắm vào ổ điện nhiều hơn số phích cắm mà nó có thể chịu được một cách an toàn. Hệ thống quá tải dễ sinh cháy và hư hỏng.

- Nếu dây điện bị rách, quấn băng keo cách điện cẩn thận chung quanh và tuyệt đối không dùng dây điện bị rách ở ngoài nhà. Thay dây mới được càng tốt.

- Phải chắc chắn rằng các đồ điện gia dụng bằng kim loại đã được bao bọc cẩn thận bằng các chất cách điện.

- Khi bị cháy do chập điện, việc đầu tiên là cắt ngay nguồn điện sau đó dùng bình cứu hỏa đặc biệt cho những đám cháy từ điện (nếu có). Không bao giờ dùng nước, vì nước là nguyên nhân gây điện giật chết người.

- Nếu dây điện bị chập, bị bong tróc nguy hiểm, hay một thiết bị điện nào đó bị hỏng không rõ nguyên nhân cần gọi thợ điện đến kiểm tra và sửa chữa ngay.

- Khi ngửi thấy mùi cháy khét trong nhà cần nghĩ ngay đến việc một phích cắm điện nào đó đang quá tải và cháy, hoặc một thiết bị điện nào đó đang bị quá nóng bằt đầu cháy. Tắt thiết bị điện đó đi và rút phích cắm ra ngay.

- Nếu bạn cảm thấy phích cắm điện hơi bị nóng, tắt máy và rút phích ra khỏi ổ cắm. Kiểm tra dây điện và ổ cắm điện, nếu có vấn đề gì đó đối với một trong hai cái này, nó dễ gây cháy nhà.

Có nên sử dụng ổn áp riêng cho máy vi tính và tủ lạnh?


Trước đây, nhiều gia đình thường sử dụng ổn áp điện cho tủ lạnh, máy vi tính hoặc lắp đặt ổn áp công suất lớn từ 1 – 5kVA bên dưới đồng hồ điện để đối phó hiện tượng sụt giảm nguồn điện 220V, ảnh hưởng tuổi thọ những thiết bị điện trong gia đình. Trong điều kiện hiện nay, có nên sử dụng ổn áp, nhất là với các thiết bị điện gia dụng mới?

Máy vi tính kết hợp ổn áp là thủ phạm ngốn điện

Các loại ổn áp công suất nhỏ từ 500VA – 1.000VA thường được lắp kèm cho máy vi tính. Nguyên nhân là do nguồn từ điện lưới quốc gia chưa ổn định. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay, điện lưới quốc gia gần như đã ổn định tương đối ở mức 220V nên việc dùng những loại ổn áp cho máy tính có thể không cần thiết. Theo các nhà chuyên môn, dòng điện qua các loại ổn áp có thể làm tiêu hao thêm khoảng 15% công suất tuỳ theo thiết bị.

Chẳng hạn, máy vi tính công suất tiêu thụ đầu nguồn là 350W, nếu lắp thêm ổn áp hoặc các loại tích điện UPS 500VA thì hao tổn thêm 10 – 15% cho công suất tiêu thụ của máy vi tính. Đặc biệt, nếu có tình trạng nguồn điện tăng giảm liên tục thì mức độ tổn hao điện của ổn áp càng cao hơn, có thể đạt đến 20 – 25% công suất tiêu thụ.
Ngoài ra, một số máy vi tính để bàn được lắp đặt thêm thiết bị tích điện UPS cũng gây tiêu hao điện. Một số loại UPS cao cấp dù đã tắt nguồn điện nhưng vẫn ở trạng thái hoạt động ngầm (quạt bên trong và mạch điện ở trạng thái chờ) nên quá trình tiêu hao điện vẫn diễn ra.
Theo các nhà chuyên môn, dòng điện qua các loại ổn áp có thể làm tiêu hao thêm khoảng 15% công suất tuỳ theo thiết bị.
Theo các nhà chuyên môn, dòng điện qua các loại ổn áp có thể làm tiêu hao thêm khoảng 15% công suất tuỳ theo thiết bị.

Tủ lạnh: Không phải lúc nào cũng cần ổn áp

Đối với các loại tủ lạnh thì tuỳ theo nhu cầu mới lắp ổn áp. Những tủ lạnh đời mới trong mười năm trở lại đây đều có trang bị một bộ mạch trễ khi mất điện. Khi đó tủ lạnh sẽ ngừng từ 3 – 5 phút mới đóng điện trở lại bảo đảm khí gas quay trở về máy nén, tránh trường hợp khí gas chưa về hết, dễ gây kẹt máy nén và cháy động cơ. Những tủ lạnh đời cũ trên 20 năm chưa có lắp đặt bộ mạch trễ nên khi dùng với ổn áp có mạch trễ sẽ hạn chế được hiện tượng này, tăng tuổi thọ tủ lạnh. Hoặc phải sử dụng ổn áp vì nguồn điện trồi – sụt bất thường sẽ làm máy nén chạy “lựng khựng” và sẽ dẫn đến giảm dần độ bền.

Do vậy, nếu gia đình đã trang bị những tủ lạnh đời mới có thể không cần lắp thêm ổn áp, tránh được hao tổn điện không cần thiết. Chỉ ở những nơi có nguồn điện bị sụt giảm liên tục và không ổn định, mới cần sử dụng.
Tránh tình trạng sử dụng riêng ổn áp cho từng thiết bị điện như tủ lạnh 1 cái ổn áp nhỏ, máy vi tính 1 cái ổn áp nhỏ...Nếu phải dùng ổn áp nên dùng cái chung cho cả hệ thống điện của gia đình.