
Ổn
áp là một thiết bị điện, làm nhiệm vụ ổn định điện áp, để cấp điện cho
các thiết bị dùng điện khác. Trong bài viết này, chỉ đề cập đến ổn áp
xoay chiều, sử dụng ở lưới điện xoay chiều có tần số 50/60 Hz, điện áp
định mức của lưới điện 220v (1 phase), hoặc 220v/380v (03 Phases). Như
vậy, tương ứng ta có ổn áp 1 phase và ổn áp 3 phases.
Trên
thị trường hiện nay, hầu hết các ổn áp đều dùng nguyên lý motor servo,
chỉ có số ít loại ổn áp công suất nhỏ (khoảng vài trăm đến 1000 VA), là
có thể dùng nguyên lý Relay chuyển nấc.
Bản
thân ổn áp không sinh ra năng lượng, mà chỉ làm nhiệm vụ ổn định và cải
thiện điện áp nguồn. Ổn áp chỉ có khả năng ổn áp và giữ điện ra ổn
định, khi điện áp vào thay đổi trong phạm vi cho
phép (gọi là dải ổn áp). Để đáp ứng mức độ thay đổi điện áp nhiều hay ít
của lưới điện khu vực, nhà sản xuất đưa ra thị trường các loại ổn áp có
dải ổn áp khác nhau : (140v-240v); (90v-240v); hoặc (60v-240v).
Do
vậy, khi lắp đặt ổn áp, cần chọn loại phù hợp: Loại 1 phase (hoặc 3
phases), dải ổn áp phù hợp với sự thay đổi của điện áp lưới điện. Chú ý:
Khi điệp áp nguồn điện vào càng thấp, thì công suất ra của ổn áp càng
giảm. Vì thế ở nơi lưới điện có điện áp yếu, cần chọn công suất ổn áp
lớn hơn so với bình thường.
Ngoài
nhiệm vụ chính là ổn định điện áp, thì tùy theo loại mà máy ổn áp còn
có thêm các tính năng hữu ích khác, nhằm nâng cao an toàn trong sử dụng
thiết bị, như: Bảo vệ quá dòng; Bảo vệ quá áp; Mạch trễ; Mạch Autoreset.
Khi sử dụng ổn áp, chất lượng cung cấp điện cho thiết bị được cải
thiện, góp phần bảo vệ an toàn và nâng cao tuổi thọ cho thiết bị. Ổn áp
thực sự là một thiết bị hữu ích.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét